Hình thức đội bóng? Vai trò của mỗi người trong trận đấu

Hình thức đội bóng

Khi tham gia các trận đấu bóng đá chính thức, các câu lạc bộ hoặc đội tuyển Quốc gia phải tuân thủ quy định về hình thức đội bóng bao gồm số lượng cầu thủ, vị trí trên sân. Vậy một đội bóng có bao nhiêu người và vai trò của mỗi người trong trận đấu như thế nào? Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây của 7M Cnsport ngay. 

Xem thêm: Lượt về là gì? lượt về trong bóng đá có tầm anh hưởng như thế nào

Hình thức đội bóng theo luật bóng đá hiện nay 

Hình thức đội bóng cơ bản hiện nay trong các trận đấu chính thức được quy định bao gồm 11 cầu thủ ra sân và khoảng 3 – 15 cầu thủ dự bị. Đối với những trận đấu bóng phủi thì có thể ít hơn quy định, trung bình từ 5 – 10 người chơi ở mỗi đội. Trong đó phải có các vị trí bao gồm thủ môn, hậu vệ, tiền vệ và tiền đạo. 

Những cầu thủ đảm nhận vị trí khác nhau sẽ thực hiện vai trò khác nhau trong trận đấu. Thủ môn có nhiệm vụ trấn giữ khung thành, là chốt chặn cuối cùng của toàn đội. Tiền đạo thực hiện các cú sút và hoạt động mạnh khu vực vòng cấm địa của đối phương. Trong khi tiền vệ và hậu vệ tham gia tích cực vào khâu phòng ngự và tấn công cho toàn đội. 

Tùy thuộc vào chiến thuật chơi của từng đội bóng, sơ đồ bố trí cầu thủ của các huấn luyện viên trong từng trận đấu cũng có sự khác biệt. Phổ biến nhất là sơ đồ chơi 4-2-3-1, 4-4-2, 4-3-3, 4-1-4-1,… Việc sử dụng nhiều tiền đạo, tiền vệ hoặc hậu vệ cũng cho thấy lối chơi của đội bóng là phòng ngự, tấn công hoặc phòng ngự – tấn công. 

Hình thức đội bóng phải có 11 cầu thủ tham gia thi đấu
Hình thức đội bóng phải có 11 cầu thủ tham gia thi đấu

Một số vị trí trong bóng đá và nhiệm vụ chính 

Trong các trận đấu bóng đá chính thức, mỗi đội sẽ bao gồm 11 thành viên tham gia. Các vị trí quan trọng không thể thiếu được gồm thủ môn, hậu vệ, tiền vệ và tiền đạo: 

Vị trí hậu vệ 

Hậu vệ là một trong số những vị trí chơi trên sân không thể thiếu trong bóng đá, họ chơi ở vị trí thấp nhất trong đội hình chỉ đứng trước thủ môn. Nhiệm vụ chính là hỗ trợ phòng ngự và tiến hành phản công trong những trường hợp nhất định. Hiện tại có hai vị trí hậu vệ chính bao gồm trung vệ và hậu vệ cánh (hậu vệ cánh trái và cánh phải). Mỗi vị trí sẽ đảm nhiệm một vai trò khác nhau.

Vai trò chính của hậu vệ trong bóng đá là bảo vệ phần sân của đội bóng và ngăn chặn các cơ hội ghi bàn của đối phương. Hậu vệ phải có khả năng đọc trận đấu tốt để dự đoán và điều chỉnh vị trí di chuyển. Ngoài ra, họ cần có kỹ thuật phòng ngự tốt như ngăn chặn và cản phá cú sút của đối phương.

Hậu vệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tấn công của đội bóng bằng cách tham gia vào việc phân phối bóng từ phần sân sau và tạo ra các pha tấn công nguy hiểm. Họ cũng thường là người khởi đầu các pha tấn công bằng các đường chuyền dài hoặc chuyền bóng qua cánh.

Vị trí hậu về cần sự linh hoạt và có sức mạnh
Vị trí hậu về cần sự linh hoạt và có sức mạnh

Vị trí thủ môn 

Theo luật bóng đá, thủ môn là cầu thủ có vị trí chơi cuối cùng trên sân của mỗi đội bóng và nằm sau hậu vệ. Không giống với bất cứ vị trí nào khác trên sân, thủ môn là người chơi có quyền đụng bóng bằng bất cứ bộ phận nào của cơ thể khi đang ở trong vòng cấm địa. Tuy nhiên đối với những khu vực ngoài vòng cấm địa, nếu thủ môn dùng tay chơi bóng vẫn sẽ bị thổi phạt như các cầu thủ khác trên sân. 

Ngoài ra, người chơi ở vị trí thủ môn vẫn phải tuân thủ mọi luật lệ bóng đá khác khi tham gia thi đấu. Khi vi phạm sẽ nhận thẻ vàng cảnh cáo, thẻ đỏ rời sân nếu lỗi vi phạm quá nặng theo quyết định của trọng tài. Mỗi đội bóng chỉ có một thủ môn duy nhất, trường hợp thủ môn nhận thẻ đỏ rời sân sẽ phải thay thế một cầu thủ khác lên vị trí thủ môn. 

Thủ môn được coi là người “canh giữ khung thành” đồng thời sử dụng kỹ năng, kỹ thuật của bản thân để giúp mang về chiến thắng chung cho đội bóng. Thông thường khi đối thủ triển khai tấn công, hệ thống phòng ngự của đội bóng sẽ triển khai phòng ngự, ngăn chặn đối thủ đưa bóng vào khu vực cấm địa. 

Vị trí tiền đạo 

Tiền đạo trong bóng đá là những cầu thủ chơi theo lối tấn công ở vị trí gần với khung thành của đối phương nhất. Tùy theo từng đội hình và chiến thuật của mỗi đội bóng mà hàng tiền đạo sẽ được sắp xếp ở nhiều vị trí khác nhau như tiền đạo cắm, tiền đạo trung tâm, hộ công, tiền đạo cánh trái, tiền đạo cánh phải,..

Tiền đạo cánh là vị trí tiền đạo chơi ở 2 cánh hành lang trên phần sân của đối thủ. Họ thường có lối chơi dốc bóng xuống sát đường biên để tạt bóng hoặc rê bóng vào khu vực trung lộ, tìm kiếm cơ hội ghi bàn. Nhiệm vụ của vị trí này là tấn công và ghi bàn.

Tiền đạo trung tâm hay còn được gọi là hộ công, tiền đạo thứ 2. Trong một số đội hình thì vị trí này còn có thể được sắp xếp hơi lệch sang bên trái hoặc bên phải và được gọi là tiền đạo trung tâm lệch trái hoặc tiền đạo trung tâm lệch phải.

Tiền đạo cắm hay còn được gọi là tiền đạo trung phong, tiền đạo mũi nhọn có ký hiệu là ST. Nếu trong đội hình mà vị trí tiền đạo này chơi lệch trái thì được gọi là LS còn chơi lệch phải thì là RS. Nhiệm vụ của cầu thủ tiền đạo cắm vẫn là ghi bàn. Vị trí này được yêu cầu tập trung vào khả năng tất công, tận dụng mọi cơ hội để ghi bàn và đây cũng là vị trí duy nhất không cần phải lui về phòng ngự.

Tiền đạo có vai trò quan trọng tạo ra bàn thắng
Tiền đạo có vai trò quan trọng tạo ra bàn thắng

Vị trí tiền vệ

Tiền vệ viết tắt là MF, một trận đấu chính thức của đội bóng thường có 4 người đảm nhiệm vị trí tiền vệ. Vai trò chính của người chơi vị trí tiền vệ là lấy bóng từ đối phương, thực hiện các pha tranh chấp bóng để chuyền cho tiền đạo ghi bàn. Bên cạnh đó tiền vệ còn có thể nhận bóng từ hậu vệ và thực hiện luân chuyển bóng liên tục. 

Vị trí chơi của tiền vệ thường ở dưới tiền đạo và trên hậu vệ. Trong một số trường hợp tiền vệ có thể lui về sâu để thực hiện phòng ngự bọc lót bên cạnh hậu vệ. Phân loại 4 vị trí tiền vệ chính hiện nay gồm có tiền vệ trung tâm, tiền vệ phòng ngự, tiền vệ tấn công và tiền vệ chạy cánh. 

Tiền vệ trung tâm là người chơi ở khu vực giữa sân, có nhiệm vụ phát động các đợt tấn công mới về phần sân đối phương hoặc lui về sâu để phòng ngự. 

Tiền vệ phòng ngự có nhiệm vụ chính là phòng ngự và thu hồi bóng từ xa, có thể thực hiện phát động tấn công từ xa, thường chơi ở khu vực trên hậu vệ, dưới tiền vệ trung tâm. 

Tiền vệ tấn công chơi ngay sau tiền đạo, vai trò chính là lấy bóng từ tiền vệ trung tâm sau đó luân chuyển và phát động, tham gia tấn công. Tiền vệ tấn công cũng có thể trực tiếp ghi bàn khi có cơ hội. 

Tiền vệ chạy cánh có phạm vi hoạt động tương đối rộng, tập trung chủ yếu ở hại bên cánh trái hoặc phải. Họ sẽ tạt bóng, dốc bóng cho cầu thủ ở vị trí tiền đạo hoặc tự mình ghi bàn từ hai bên cánh. 

Cách phân bổ đội hình cơ bản trong bóng đá
Cách phân bổ đội hình cơ bản trong bóng đá

Xem thêm: Lượt đi là gì? Tại sao lại có lượt đi trong bóng đá

Kết luận 

Hình thức đội bóng cơ bản và những vị trí quan trọng trong trận đấu bóng đá đã được chia sẻ trong bài viết trên. Khi quan sát sơ đồ bố trí cầu thủ của các đội sẽ nhận ra được lối chơi cụ thể. Hy vọng bài viết của 7M Cnsport có thể giúp ích cho bạn khi tìm hiểu về các đội bóng. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *